Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Máy xúc lật KAWASAKI 65ZIV: Đỉnh của Đỉnh

Máy xúc lật KAWASAKI 65ZIV là máy xúc lật có cỡ gàu 1.8-2m3,Chuyên phục vụ xúc dọn công nghiệp, tại các càng than, trạm trộn bê tông, trạm trộn nhựa đường.... Với sự nhanh nhẹn tuyệt vời, kích thước tiêu chuẩn và khối lượng xúc rất lớn đã tạo lên một hình ảnh KAWASAKI 65Z vững chắc như 1 đỉnh núi, 1 ngọn núi lửa tuyệt vời.Núi - biểu tượng của ổn định, chắc chắn, sự hỗ trợ với người khác.Nếu văn phòng của bạn ở trong một tòa nhà cao tầng, xung quanh chỉ toàn nhà thấp thì tốt nhất bạn không nên ngồi quay lưng ra cửa sổ, bởi lẽ phía sau lưng bạn chỉ là một khoảng không gian trống trải, thiếu sự hỗ trợ mạnh mẽ cho công việc và nghề nghiệp. Bạn có thể chọn ngồi quay lưng ra cửa với điều kiện đối diện với cửa là một tòa nhà cao tầng khác hoặc nên treo phía sau lưng một bức tranh có hình ảnh ngọn núi khá lớn như điểm tựa, che chở và bảo vệ bạn. Không nên chọn hình ảnh những dãy núi lởm chởm đỉnh nhọn vì những ngọn núi này tượng trưng cho hành Hỏa không mang lại ý nghĩa tốt đẹp. Hình dạng núi tốt nhất là gần giống như chiếc mai rùa.Máy xúc lật kawasaki 65ZA được lấy cảm hứng từ núi lửa VesuviusNúi lửa Vesuvius là tên một ngọn núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples ở phía nam Italy. Nó phun trào hơn 30 lần kể từ khi người ta biết tới sự tồn tại của nó. Lần phun trào khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 79. Tro bụi và dung nham phun ra khỏi miệng núi trong nhiều ngày. Lượng tro mà Vesuvius phun ra đủ lớn để bao phủ hoàn toàn hai thành phố Pompeii và Stabiae.
Nhiệt độ môi trường lên tới 500 độ C. Sức ép của hơi nóng khủng khiếp đã khiến các cơ quan nội tạng của cơ thể ngừng hoạt động trong một khoảnh khắc cực ngắn, không đầy một tích tắc. Nhiều người dân ở quanh núi lửa chết mà không kịp có phản xạ tự vệ hoặc tỏ ra đau đớn. Đó là kết luận của các nhà khảo cổ Italy, sau khi nghiên cứu 80 bộ xương bị vùi trong tro bụi ở những ngôi mộ thuyền quanh chân núi Vesuvius.

Một người còn sống kể lại rằng một tiếng nổ lớn đột ngột vang lên, sau đó tro bụi đổ ập xuống thành phố trong lúc người dân cố gắng chạy. Không ai biết chính xác tổng số người chết trong thảm họa năm 79, song các nhà khảo cổ cho rằng con số đó phải trên 1.000. Đợt phun trào cũng làm thay đổi dòng chảy của sông Sarno và nâng cao đáy bờ biển.


Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Máy xúc lật Kawasaki 45ZA : Chú rùa bền bỉ, hiệu quả

Máy xúc lật kawasaki WA45ZA ưu việt vượt trội trong dòng máy xúc lật cỡ nhỏ.
Trang bị động cơ Nissan 4 máy, hệ bơm thủy lực 3 chân hoạt động ổn định và chắc chắn, mạng tói ựu bền bỉ và dẽ dàng trong các hoạt động vận hành của thiết bị.

Máy xúc lật kawasaki 45ZA lấy cảm hứng từ chú rùa nhanh nhất thế giới Bertie. Là một con rùa sống trong công viên Adventure Valley ở Brasside, Anh, đã giành danh hiệu rùa nhanh nhất thế giới do tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness trao tặng khi hoàn thành quãng đường 5,5 m trong 19,53 giây, đạt tốc độ 0,28 m/s hay 0,99 km/h

Trong các loại máy xúc lật có cỡ gàu 1,2m3, có một số loại máy nổi tiếng như KOMATSU WA100, HITACHI SX120, TCM, Nissan... thì máy xúc lật kawasaki được thiết kế đặc biệt,  chắc chắn như 1 chút rùa, tiến những bước đi chắc chắn và hiệu quả.

Rùa - biểu tượng của sự trường thọ
Rùa được xem là con vật linh thiêng mang lại nhiều điềm lành và tài lộc. Rùa còn là biểu tượng của sự trường thọ. Mọi người đều hưởng được lợi ích từ sự hiện hữu của rùa. Ngoài ra, rùa còn là vật bảo vệ ở hướng Bắc, là hướng chủ đề tài lộc của bạn. Vì vậy, hãy treo một bức tranh hình con rùa trong văn phòng làm việc. Nếu văn phòng khá rộng, bạn nên đặt bể nuôi một con rùa ở góc phía Bắc (không cần thiết phải nuôi nhiều hơn). Trong bát quái đồ, hướng Bắc mang số 1, như thế nuôi một con rùa sẽ tốt hơn hai hoặc nhiều con. Bạn có thể kích hoạt hành Thủy và đặt biểu tượng con vật này ở hướng Bắc để hưởng được những điềm lành và vận may lớn trong sự nghiệp.

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Biến mô với ly hợp đóng mở bánh bơm phần 3

Biến mô với ly hợp đóng mở bánh bơm

Biến mô với ly hợp BB cũng tương tự với loại Ly hợp khóa biến mô, chỉ khác nhau ở chỗ ly hợp thực hiện công việc khóa hay mở kết nối giữa bánh bơm và vỏ ngoài (hình vẽ) (Chú ý: Như ở phần Ly hợp khóa biến mô ở trên là trường hợp BB đúc liền với vỏ ngoài). Biến mô với ly hợp đóng mở bánh bơm cho phép thay đổi đầu ra của biến mô trong một khoảng rộng. Hoạt động tương tự như biến mô bình thường ngoại trừ việc bánh bơm bị dẫn bởi vỏ ngoài bằng ly hợp dầu.(Vỏ ngoài được nối trực tiếp với bánh đà qua trục đầu vào biến mô)
Nguyên lý hoạt động:
Khi không có điện đến van điện từ, dầu được cấp đến đóng ly hợp, BB quay cùng vỏ ngoài nhờ ly hợp. Biến mô hoạt động như biến mô thường. Khi bắt đầu cấp điện đến van điện từ, dầu cấp đến ly hợp giảm, ly hợp bắt đầu nhả dần dần và xuất hiện sự trượt các đĩa của ly hợp. Trong quá trình hoạt động, người lái có thể trực tiếp đặt giá trị của dòng điện đển van điện từ để nhả ly hợp và tạo nên sự trượt đĩa ly hợp.
Lợi ích của việc trượt đĩa ly hợp giữa vỏ ngoài và bánh bơm:
- Giảm sự trượt của lốp => tăng tuổi thọ của lốp
- Tăng công suất động cơ cho những công việc khác (Ví dụ: xe nâng hay xe có cần cầu thủy lực, công suất động cơ lúc này sẽ ưu tiên cho công việc cẩu hàng)
- Tránh được khả năng máy bị ngất(chết) khi gặp tải nặng.
- Còn gì nữa mong các bác bổ xung, em chỉ nghĩ được đến thế thôi....
Biến mô có công suất đầu ra thay đổi được (Thực chất là thay đổi tiết diện của bánh bơm)

Vai trò của loại này là cho phép người vận hành có thể giới hạn số lượng mômen xoắn được nhân lên biến mô (Nhân mômen nhưng không phải lúc nào cũng nhân hêt cỡ=>tiết kiệm thịt hehe) để giảm sự trượt bánh và dành công suất cho công việc khác (lại cần cẩu hay xe nâng..hix).
Về cấu tạo không có gì thay đổi so với biến mô thường ngoại trừ việc BB được chia làm 2 phần, phần dưới lớn được đúc liền với vỏ ngoài và quay với tốc độ động cơ, phần trên nhỏ được kết nối với phần dưới thông qua ly hợp dầu. Khi cần hoạt động với công suất 100% thì ly hợp đóng lại nối cứng phần trên và phần dưới với nhau, lúc này biến mô hoạt động như bình thường. Khi không dùng 100% công suất thì người lái có thể nhả ly hợp và biến mô chỉ hoạt động với bánh bơm có tiết diện nhỏ hơn => tiết kiệm hơn.

Biến mô và bánh răng hành tinh kết hợp (Torque Divider)


Phía trước của biến mô được bố trí thêm một bộ bánh răng hành tinh mà chúng ta thường thấy ở trong hộp số tự động. Biến mô và bánh răng hành tinh kết hợp mang lại lợi ích của cả 2 công việc truyền động biến mô và truyền động nối cứng(truyền thẳng). Sự kết hợp này cho phép thay đổi mô men đầu ra giữa biến mô và bộ bánh răng hành tinh theo tỷ lệ 70/30 phụ thuộc vào tải của xe. Cả biến mô và bộ BRHT đều được nối với trục đầu ra. Trong quá trình hoạt động BM và bộ BRHT cùng hoạt động và mang lại hiệu qủa cao nhất trong việc phân chia mô men xoắn, cùng cung cấp cả nối cứng và nối mềm đến hộp số. Bộ BRHT cung cấp truyền động trực tiếp (nối cứng) trong qúa trình tải nhẹ, biến mô cung cấp nối mềm và nhân mômen trong qúa trình tải nặng. Như trên hình vẽ chúng ta sẽ thấy sự kết hợp được bố trí như sau:
- Vành răng ngoài của BRHT nối liền với BT
- Lồng hành tinh nối với trục ra biến mô
- Bánh răng định tinh(hay BR mặt trời) nối với BB và bánh đà
Với tải nhẹ, lồng hành tinh(Planetary carrier) và trục ra chịu tải nhẹ=>ít bị cản trở=>BR định tinh(Sun gear), BR hành tinh(Planetary gear), lồng hành tinh và vòng răng ngoài(Ring gear) quay cùng tốc độ. Mômen từ bộ BM và BRHT kết hợp được truyền qua lồng hành tinh đến trục ra và hộp số. Không có sự nhân mômen khi BM và bộ BRHT quay cùng tốc độ.
Khi tải nặng, lồng hành tinh và trục ra bị cản trở lớn, cùng với BR định tinh quay với tốc độ động cơ=> bánh răng hành tinh sẽ quay tại chỗ trên trục của nó và ngược với chiều quay của BR định tinh=> giảm tốc độ của BR định tinh, mà BR định tinh lại nối với BTB => giảm tốc độ BTB sẽ làm tăng mômen xoắn đầu ra tại biến mô, mômen xoắn này được truyền đến lồng hành tinh và trục đầu ra qua Vành răng ngoài.
Thêm nữa, tốc độ Vòng răng ngoài (Ring gear) giảm => mômen qua BR định tinh và các BR hành tinh cũng được nhân lên. Mômen này cũng truyền đền lồng hành tinh và trục ra.
Nếu sự cản trở của lồng hành tinh và trục ra đủ lớn. Vòng răng ngoài sẽ dừng lại. Trong vài trường hợp khi tải rất lớn, lồng hành tinh và trục ra sẽ dừng lại, lúc này Vành răng ngoài sẽ quay chậm theo hường ngược lại, đây chính là lúc mômen xoắn của bộ BM và BRHT kết hợp đạt giá trị cực đại
ưu điểm:
- Tăng công suất đầu ra BM
- Hấp thụ xung lực từ hệ thống truyền lực
- Cho phép truyền động trực tiếp

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Xây dựng nhà trên mặt nước

Ngôi nhà trên mặt nước cho gia đình hai con

Ngôi nhà trên mặt nước cho gia đình hai con với không gian sống giản dị nhưng bên trong lại đầy đủ tiện nghi và nhiều ánh sáng tự nhiên.
Nằm trong khu công viên ở Utrecht (Hà Lan), ngôi nhà hai tầng là nơi sinh sống của hai vợ chồng và hai con nhỏ. Gia đình vừa muốn sống hòa mình với thiên nhiên vừa cần đảm bảo sự riêng tư.
Ngôi nhà nằm trên mặt nước nhưng cũng ven một đường đi rộng rãi. Chủ nhà có thể đi lại trên mặt nước nhờ một chiếc thuyền được neo bên cạnh.
Thiết kế nhà đơn giản, hiện đại với vật liệu chính là các thanh đồng và gỗ địa phương.
Hai phòng ngủ của bố mẹ và các con được bố trí ở tầng một, khu sinh hoạt chung được bố trí ở tầng 2.
Ở các phía tiếp giáp với rừng cây, mặt nước, chủ nhà mở nhiều khung cửa sổ lớn để nhận ánh sáng, khí trời.
Do diện tích nhà vừa phải nên chủ nhà sử dụng chủ yếu màu trắng ở cả cầu thang, tủ đồ sàn nhà, mặt bếp...
hà vừa đầy đủ thiết bị vừa được trang trí đẹp và tinh tế. Kiến trúc sư cố gắng tạo ra nhiều hướng nhìn ra bên ngoài.
Phòng khách, góc đọc sách ấm áp hơn nhờ những bức tường trắng kết hợp với sàn gỗ sồi, các hệ tủ kệ gỗ.
Tầng thượng không có phần hàng rào bởi chủ nhà muốn có sự giao hòa với thiên nhiên xung quanh. Một phần mái được trồng cỏ, phần còn lại là nơi ngồi sưởi nắng, nghỉ ngơi, ngắm cảnh của các thành viên.

Cấu trúc hệ thống thủy lực máy xúc lật kawasaki


là ví dụ về mạch thủy lực có cấu trúc mạch kín, trong đó tín hiệu điều khiển đầu vào là hiệu điện thế uv , được đưa vào bộ tạo và khuếch đại tín hiệu sai lệch  và cho tín hiệu ra là dòng điện i, dòng điện i được đưa vào điều khiển bộ khuếch đại điện thủy lực (van secvo kiểu ống phun), đến lượt mình bộ khuếch đại điện thủy lực phân phối dầu vào xilanh thủy lực điều khiển chuyển động của xilanh cả về vận tốc và hướng, chuyển động của xilanh được đo bởi cảm biến phản hồi và được chuyển thành tín hiệu điện phản hồi uf , được truyền ngược trở về bộ tạo tín và khuếch đại hiệu sai lệch, ở đây tín hiệu điều khiển đầu vào uv được so sánh với tín hiệu phản hồi uf tạo ra tín hiệu sai lệch điều khiển bộ khuếch đại điện thủy lực và xilanh truyền động
Trên hình 1 trình bày sơ đồ cấu trúc mạch hở của hệ thống truyền động thuỷ lực.
Hình 1.1. Sơ đồ đồ cấu trúc mạch hở của hệ thống truyền động thuỷ lực
Hệ thống điều khiển mạch hở thường có công suất vừa hoặc lớn, nhưng không yêu cầu khắt khe về chất lượng điều khiển, như điều khiển các máy công trình (máy xúc, máy ủi, máy đào….), các máy vận chuyển (máy nâng, cần cẩu, băng chuyền….), các máy khai thác vật liệu, trên các phương tiện giao thông (phanh ô tô, tàu hoả…), v.v…

 Mạch thủy lực có cấu trúc mạch hở
 là ví dụ về mạch thủy lực có cấu trúc mạch hở, trong đó tín hiệu điều khiển đầu vào là tác động của người điều khiển, tác động lên cần điều khiển của van đảo chiều 4 cửa 3 vị trí, van đảo chiều này phân phối dầu từ nguồn cấp vào xilanh thủy lực, từ đó điều khiển chiều chuyển động của xilanh.

2.2. Sơ đồ cấu trúc mạch kín
Trên hình 1.3 trình bày sơ đồ cấu trúc mạch kín của hệ thống truyền động thuỷ lực.

Hình 1.3. Sơ đồ đồ cấu trúc mạch kín của hệ thống truyền động thuỷ lực
Hệ thống điều khiển mạch kín thường là các hệ thống điều khiển tự động điện-thuỷ  lực đòi hỏi chất lượng điều khiển cao,ví dụ trong công nghiêplà: các hệ thống bám điều khiển theo vị trí, các hệ thống tự ổn định, các bộ điều chỉnh tự động; trong các thiết bị quân sự là: khí tài phòng không (pháo phòng không cố định và trên xe tự hành, bệ phóng tên lửa), các loại tên lửa lục quân, hải quân, tàu hải quân, máy bay, xe tăng…

Biến mô thủy lực máy xúc lật kawasaki


1.    
Ưu điểm và nhược điểm
a.     Ưu điểm:
       Có công suất cao và sinh ra lực, mô men lớn nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao, nhưng đòi hỏi ít về bảo dưỡng.
       Điều chỉnh được vận tốc làm việc tinh và vô cấp, dễ thực hiện tự động hóa theo điều kiện làm việc hay theo chương trình cho sẵn.
       Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc vào nhau, các bộ phận nối thường là những đường ống dễ đổi chỗ.
       Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực cao.
       Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thuỷ lực, nhờ tính chịu nén của dầu nên có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh như trong truyền động cơ khí và điện.
       Có khối lượng nhỏ trên một đơn vị công suất có lợi.
b.     Nhược điểm:
       Mất mát trong đường ống và rò rỉ bên trong các phần tử làm giảm hiệu suất và hạn chế phạm vi sử dụng.
       Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén được của chất lỏng và tính đàn hồi của đường ống dẫn.      
n tốc làm việc thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi theo nhiệt độ.
2.     Phạm vi ứng dụng
Hệ thống truyền động thuỷ lực thường được dùng khi yêu cầu tải trọng lớn, ví dụ như trong các máy công cụ hay các máy cắt gọt kim loại máy cắt tiện, máy bào, máy mài…), các phương tiện cơ giới, máy bay, tàu thuỷ, điều khiển khí tài nặng.
Hình 1.5. Một vài ứng dụng của hệ thống truyền động thuỷ lực

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Biến mô thuỷ lực máy xúc lật kasawaki P1

Biến mô thuỷ lực được phát triển từ khớp nối thuỷ lực. Người ta lắp thêm một chi tiết ở giữa có tên gọi là Bánh dẫn hướng(4)(Stato)(BDH). Cấu tạo của các cánh stato có độ cong sao cho nó dẫn dòng dầu chạy ngược lại về phía Bánh bơm(2) sau khi thoát khỏi bánh turbin(3) theo chiều quay. Năng lượng thuỷ lực của dòng dầu được cộng hưởng. Hay là mô ment xoắn được tăng lên. Hay nói cách khác là lực kéo của xe được tăng lên đáng kể.

Tất cả các xe ô tô dân dụng, thương mại, các xe công trình có hệ thống truyền động sử dụng hộp số thuỷ lực. Mà ta hay quen gọi là hộp số tự động. Thì phần truyền động từ động cơ tới hộp số sẽ là biến mô. Còn các loại ô tô có hệ thống truyền động sử dụng hộp số cơ khí thì phần truyền động từ động cơ qua hộp số là ly hợp, sử dụng nguyên lý lực ma sát để đóng cắt truyền động.
Trong ứng dụng thực tế ta còn gặp một số loại biến mô thuỷ lực được lắp thêm một số các chi tiết khác làm tăng số đặc tính có ích, phụ thuộc vào mục đích của thiết bị. Dưới đây là một số ứng dụng đi kèm của biến mô thuỷ lực:

- Biến mô thuỷ lực có stato khoá một chiều
-Biến mô thuỷ lực có ly hợp khoá biến mô
-Biến mô thuỷ lực có ly hợp đóng mở ở bánh bơm
-Biến mô thuỷ lực có ly hợp làm thay đổi tiết diện của bánh bơm
- Biến mô thuỷ lực kết hợp với bộ bánh răng hành tinh

Biến mô với Ly hợp một chiều


Như chúng ta đã biết, dầu đi vào biến mô được BB đẩy sang làm quay BTB, sau đó dầu từ BTB đi vào BDH, do cấu tạo các cánh của BDH, dầu một lần nữa lại được gửi trở về BB tận dụng dòng động năng của chất lỏng làm tăng mômen xoắn. Như vậy, chúng ta thấy rõ vai trò của BDH là làm tăng mômen xoắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khi chiếc của ta không cần tăng mômen nữa (VD: xe đang đỗ hoặc khi xe chạy tốc độ cao thì không cần lực kéo khoẻ nữa), như vậy thay vì bánh dẫn hướng được lắp cố định với vỏ của biến mô, người ta lắp nó trên lên trên một chiếc ly hợp một chiều. Ly hợp này cho phép BDH quay tự do theo 1 hướng khi không cần nhân mômen xoắn.
Hoạt động của ly hợp 1 chiều
Ca ngoài(màu đỏ) bắt vào BDH bởi vành răng ngoài. Các con lăn bi tạo kết nối giữa ca ngoài và ca trong khi ly hợp 1 chiều quay ngược chiều kim đồng hồ. Khi tải tăng và cần tăng mômen xoắn, dầu đi vào BDH đập vào cánh của BDH => làm cho ca ngoài quay theo chiều kim đồng hồ, điều này làm cho các con lăn bi di chuyển ép lò xo lại và khóa ca trong và ca ngoài với nhau => BDH bị giữ cố định không quay và thực hiện công việc tăng mômen xoắn theo đúng chức năng của nó. Khi mà tốc độ của BB và BTB tăng (tức tải sẽ giảm, không cần tăng mômen nữa) dầu đi vào đập vào mặt bên kia của cánh BDH=> làm ca ngoài quay ngược lại(ngc chiều kim đồng hồ)=> con lăn bi lăn tự do và ca trong va ca ngoài không được ép vào nhau nữa=> BDH và ca ngoài quay tự do trên ca trong, dầu từ BTB đi vào BDH và đi ra ngoài biến mô chứ không quay trở về BB nữa => không thực hiện công việc nhân mômen nữa.

Khoá biến mô (thường đi cùng với cả biến mô ly hợp 1 chiều như ở trên)

Như đã biết, biến mô là một thiết bị nối mềm giữa động cơ và hộp số, thêm nữa, biến mô còn thực hiện công việc nhân mômen xoắn cho động cơ khi xe cần lực kéo lớn. Khi xe đạt đến một vận tốc nào đó, lúc này không cần nhân mômen nữa. Câu hỏi đặt ra ở đây là “Lúc này, chúng ta có cần đến biến mô nữa không?” Câu trả lời là: “Không” bởi vì khi không cần nhân mômen nữa mà vẫn để truyền động nối mềm từ động cơ sang hộp số qua biến mô chỉ thêm tốn xăng mà thôi. Vì không có loại truyền động nào mà hiệu suất = 100% cả. Truyền động tốt nhất trong trường hợp này chính là nối cứng => khoá biến mô được vẽ ra để làm công việc nối cứng truyền động từ động cơ sang hộp số.
Khi đóng ly hợp, BTB cùng trục đầu ra biến mô sẽ được khoá cứng với vỏ ngoài và quay luôn cùng vỏ ngoài và BB(Vỏ ngoài và BB đúc liền), lúc này trục đầu ra sẽ quay đúng tốc độ động cơ và truyền trực tiếp vào hộp số. Ly hợp khoá biến mô là loại ly hợp nhiều đĩa đóng mở bằng áp lực dầu được điều khiển bởi các van điện từ điều biến đóng mở đường dầu. Các van điện từ này được kích hoạt bởi dòng điện gửi từ Bộ xử lý trung tâm(ECM-em hay gọi là hộp đen) tương tự như các ly hợp trên hộp số tự động(xem trên hình vẽ)