1. Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm:
– Có công suất cao và sinh ra lực, mô men lớn nhờ các cơ cấu tương đối đơn giản, hoạt động với độ tin cậy cao, nhưng đòi hỏi ít về bảo dưỡng.
– Điều chỉnh được vận tốc làm việc tinh và vô cấp, dễ thực hiện tự động hóa theo điều kiện làm việc hay theo chương trình cho sẵn.
– Kết cấu gọn nhẹ, vị trí của các phần tử dẫn và bị dẫn không lệ thuộc vào nhau, các bộ phận nối thường là những đường ống dễ đổi chỗ.
– Có khả năng giảm khối lượng và kích thước nhờ chọn áp suất thủy lực cao.
– Nhờ quán tính nhỏ của bơm và động cơ thuỷ lực, nhờ tính chịu nén của dầu nên có thể sử dụng ở vận tốc cao mà không sợ bị va đập mạnh như trong truyền động cơ khí và điện.
– Có khối lượng nhỏ trên một đơn vị công suất có lợi.
b. Nhược điểm:
– Mất mát trong đường ống và rò rỉ bên trong các phần tử làm giảm hiệu suất và hạn chế phạm vi sử dụng.
– Khó giữ được vận tốc không đổi khi phụ tải thay đổi do tính nén được của chất lỏng và tính đàn hồi của đường ống dẫn.
n tốc làm việc thay đổi do độ nhớt của chất lỏng thay đổi theo nhiệt độ.
2. Phạm vi ứng dụng
Hệ thống truyền động thuỷ lực thường được dùng khi yêu cầu tải trọng lớn, ví dụ như trong các máy công cụ hay các máy cắt gọt kim loại máy cắt tiện, máy bào, máy mài…), các phương tiện cơ giới, máy bay, tàu thuỷ, điều khiển khí tài nặng.
Hình 1.5. Một vài ứng dụng của hệ thống truyền động thuỷ lực
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét